Tuyến cáp quang xuyên Bắc Cực 889 triệu USD do Nga lắp đặt

Độ phủ sóng của internet đã đạt đến mức cực rộng, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai những phương án phủ internet ở cả những nơi hoang vắng, ít người. Mục tiêu của những dự án này đều là để con người có thể dễ dàng truyền thông tin, dữ liệu trong thời đại công nghệ số lên ngôi như hiện tại. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người trên thế giới chưa được tiếp cận internet. Và để giải quyết vấn đề này, Google đã từng chạy khinh khí cầu phát wifi giá rẻ cho những vùng chưa có điều kiện tiếp cận internet. Tất cả vì mục tiêu phủ sóng internet toàn cầu. Ngày 6/8 vừa qua, Nga cũng đã chính thức lắp đặt tuyến cáp quang biển xuyên Bắc Cực để phủ sóng internet ở ngay cả vùng đất cực Bắc lạnh lẽo này.

Tuyến cáp quang xuyên Bắc Cực này được chính phủ Nga hoàn toàn đầu tư và phát triển. Đây là một dự án có tính thay đổi rất cao. Bởi ai cũng biết vùng Bắc Cực là nơi lạnh giá quanh năm nhưng cũng là nơi tập hợp nhiều đoàn nghiên cứu và thám hiểm. Việc phủ internet cho cực Bắc chính là một bước tiến có lợi cho sự phát triển của nơi này.

Tuyến cáp quang xuyên Bắc Cực Polar Express

Nga triển khai lắp cáp quang
Nga triển khai lắp cáp quang xuyên Bắc Cực

Ngày 6/8, Nga bắt đầu đặt tuyến cáp quang biển đầu tiên xuyên qua Bắc Cực như một phần của dự án do nhà nước điều hành. Nhằm đưa Internet tốc độ cao đến miền Bắc Cực xa xôi. Tuyến cáp biển này dự kiến hoàn thành vào năm 2026. Dài 12.650 km đọc theo bờ biển dài phía bắc của Nga. Từ làng Teriberka, trên biển Barents, đến cảng Vladivostok. Được đặt tên là “Polar Express”. Tuyến cáp do công ty nhà nước Morsviazsputnik vận hành. Để cung cấp internet ổn định ở các thị trấn cảng Bắc Cực. Cũng như bán đảo Kamchatka và Sakhalin.

Ông Alexei Strelchenko, người đứng đầu công ty sản xuất và lắp đặt dây cáp, cho biết tuyến cáp trị giá 889 triệu USD. Và do nhà nước Nga đầu tư xây dựng. Ông Andrey Kuropyatnikov, Giám đốc điều hành của Morsviazsputnik, cho biết dự án sẽ cần kết nối cáp để liên kết với mạng cáp thông tin liên lạc toàn cầu. Hiện công ty đang đàm phán với các công ty ở châu Á, châu Âu và Mỹ để liên kết mở rộng dự án.

Bắc cực
Cảnh quang ở Bắc cực

Dự án khinh khí cầu của Google trước đó và các dự án khác

Trước đó, vào tháng 5, một dự án cáp do các công ty tư nhân gồm nhà điều hành viễn thông Megafon của Nga đứng đầu; liên kết với nhà điều hành cơ sở hạ tầng của Phần Lan Cinia, đã bị tạm dừng. Dự án “Kết nối Bắc Cực” trị giá 1 tỷ USD cho tuyến cáp nối Helsinki với Tokyo qua phía bắc của Nga vẫn đang bị hoãn.

Là dự án thuộc Google X, Loon được tách ra thành công ty riêng biệt vào năm 2018. Hãng đã thử nghiệm phát Internet qua khinh khí cầu tại Kenya, New Zealand và Peru. Năm 2017, Loon cũng triển khai khinh khí cầu đến Puerto Rico. Để cung cấp kết nối mạng cho người dân sau khi cơn bão Maria tàn phá khu vực. Đánh sập các tháp điện thoại di động.

Theo Forbes, Alphabet, công ty mẹ của Google, quyết định đóng cửa Loon. Bộ phận ra đời năm 2013 với mục tiêu phát triển bóng bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Và di chuyển dưới sự định hướng của AI. Dù đạt được thành công nhất định, Google không nhìn thấy ở Loon một mô hình kinh doanh bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *