ECB là gì? Vai trò của ECB đối với thị trường tài chính

Nền kinh tế nói chung luôn bị ảnh hưởng từ các chính sách tiền tệ. Và khi một thị trường nào đó có sự biến động sẽ kéo theo các thị trường khác. Đặc biệt, đối với thị trường các nước thuộc khu vực Liên Minh châu Âu sẽ biến động tùy thuộc vào ECB. Để biết thêm thông tin về ECB là gì? Thì hãy cùng Seiofva.com tìm hiểu qua bài viết này nhé!

ECB là gì?

ECB ( European Central Bank) – Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Vai trò đưa ra và giám sát các chính sách tiền tệ, đối với các nước khu vực Liên Minh Châu Âu.

Thành viên của ECB gồm có 6 người điều hành chính và một Thống Đốc. Vai trò của ECB là đưa đến các chính sách tiền tệ và các hoạt động ngoại hối giúp ổn định thị trường. Các chính sách từ ECB còn hỗ trợ các vấn đề về việc làm và bổ trợ nền kinh tế EU.

Vai trò của ECB là gì?

ecb
ECB có vai trò ổn định giá đồng EUR và thị trường tài chính EU

ECB có 2 vai trò chính, là đảo bảo sự ổn định về tài chính và giá tiền tệ. Cụ thể là:

Sự ổn định giá

Một trong những nhiệm vụ của ECB là gì? Là đưa ra các chính sách về sự ổn định giá EUR cho các hoạt động lãi suất ngắn hạn cho các nước khu vực EU. Nó cũng tương tự như FED hay FOMC có nhiệm vụ ổn định giá cho USD. Mức lãi suất của ECB là luôn duy trì nó ở mức 2%. Theo đó, dựa vào tỷ lệ thất nghiệp, GDP và lạm phát thì ECB sẽ có nhiệm vụ tăng giảm lãi suất giúp bình ổn về giá.

Đối với tỷ lệ lạm phát, nếu vượt quá 2% thì ECB sẽ tăng lãi suất. Còn tín hiệu để European Central Bank giảm lãi suất là khi gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Và khi sự lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đều tăng thì có khả năng ECB sẽ siết chặt nền kinh tế EU.

Nhìn chung, mục tiêu của ECB là kích thích phát triển nền kinh tế. Và tạo ra nhu cầu việc làm cao hơn.

ECB giúp ổn định tài chính

European Central Bank có vai trò ổn định tài chính rất cao. Và càng đẩy mạnh hoạt động của minh hơn trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Bằng cách, ECB sẽ tăng thêm thanh khoản vào hệ thống. Như việc, European Central Bank sẽ mua trái phiếu trên thị trường mở. Hay điều chỉnh lãi suất giảm xuống mức thấp thích hợp nhất.

Trường hợp tệ nhất, ECB không kịp thời can thiệp vào tính thanh khoản trong giai đoạn khủng hoảng. Thì nền tài chính EU có khả năng sụp đổ toàn bộ.

>>> Xem thêm bài viết: Cách tránh bẫy chi phí chìm.

Ảnh hưởng của ECB đến thị trường

ECB
Các chính sách European Central Bank sẽ ảnh hưởng đến giá EUR và lãi suất

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thị trường tài chính và đồng EUR bị ảnh hưởng như thế nào khi ECB tăng lãi suất nhé.

Tác động đến giá EUR

Nếu mức lãi suất của một nước tăng thì đồng nghĩa giá đồng tiền tệ cũng sẽ tăng theo. Và ngược lại, tiền tệ cũng sẽ giảm nếu mức lãi suất giảm. Do đó, các hoạt động từ ECB (European Central Bank) sẽ ảnh hưởng đến tiền tệ của một nước, ở đây chính là EUR đối với thị trường EU.

Chẳng hạn như, mức lãi suất luôn được ECV giữ ở mức ổn định và kèm cùng các kỳ vọng tăng lãi suất trong tương lai. Như vậy sẽ làm tăng giá cho đồng EUR trong ngắn hạn.

Ảnh hưởng đến thị trường tài chính

Nếu có sự tăng mạnh của lạm phát thì ECB sẽ có động thái tăng lãi suất. Tuy nhiên thì điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính. Nguyên nhân là vì khi tăng lãi suất, đối với các doanh nghiệp đang có nợ vay, để chi trả nợ phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Dẫn đến, để mang lại lợi nhuận sau thuế tốt nhất, các doanh nghiệp luôn phải hoạt động năng suất. Có thể dẫn đến kết quả kinh doanh có thể tiêu cực hơn nhiều. Kéo theo đó, các cổ phiếu được phát hành từ công ty sẽ gặp biến động mạnh.

Người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn khi European Central Bank tăng lãi suất. Nhiều người dễ thoái vốn từ các khoản đầu tư khác để gửi ngân hàng. Dẫn đến thị trường tài chính, như chứng khoán, sẽ giảm tính thanh khoản.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Tầm ảnh hưởng của chỉ số Dollar Index.

Lời kết

Nhìn chung, việc ECB tăng hay giảm lãi suất ảnh hưởng không nhỏ đối với các nhà đầu tư. Do đó, khi đầu tư trên thị trường tài chính, như vàng hay chứng khoán, ngoại hối, thì đừng bỏ qua các chính sách tiền tệ từ European Central Bank nhé.

Tổng hợp: Seiofva.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *