Tổng kết hoạt động của thị trường chứng quyền năm 2020: Hơn 990 triệu chứng quyền được giao dịch

Như vậy là các sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW) đã chính thức được triển khai giao dịch trên thị trường. Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì sản phẩm này bước đầu đã có những ảnh hưởng tích cực đến thị trường cổ phiếu như gia tăng thanh khoản cho hàng loạt cổ phiếu cơ sở. Bên cạnh đó, chương trình tổng kết hoạt động của thị trường chứng quyền cũng ghi nhận đã có hơn 990 triệu chứng quyền được giao dịch thành công. Điều này là minh chứng rõ ràng cho thấy tiềm năng phát triển của chứng khoán phái sinh, xứng đáng là nơi để chủ đầu tư quan tâm gửi gắm.

Tổng giao dịch chứng quyền đạt trên 990,32 triệu đơn vị sau gần 1 năm

Hiện nay toàn thị trường hiện có 74 mã chứng quyền đang được giao dịch
Sau 11 tháng triển khai, tổng khối lượng giao dịch chứng quyền đạt trên 990,32 triệu đơn vị

Ngày 3/7 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) đã tổ chức chương trình tổng kết hoạt động của thị trường chứng quyền có có bảo đảm (CW) sau 1 năm giao dịch. Theo đó, tính đến ngày 29/5/2020, đã có 134 mã chứng quyền được chào bán và niêm yết trên HOSE do 8 CTCK phát hành. Con số này tương ứng với tổng khối lượng chào bán là 410,2 triệu chứng quyền. Sau 11 tháng triển khai, tổng khối lượng giao dịch chứng quyền đạt trên 990,32 triệu đơn vị; tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt trên 1.481 tỉ đồng. Trong đó khối lượng giao dịch cao nhất là vào tháng 5/2020 (15,92 triệu CW) và giá trị giao dịch đạt cao nhất vào tháng 11/2019 (221,1 tỉ đồng).

Cũng tính đến hết ngày 3/7, toàn thị trường hiện có 74 mã chứng quyền đang được giao dịch. Trong đó, Chứng khoán KIS Việt Nam dẫn đầu về số lượng phát hành với 31 mã. Con số chiếm 42% tổng số chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường. Hai công ty đứng sau là Chứng khoán TP HCM (HSC) và Chứng khoán SSI; lần lượt 14 mã và 12 mã. Ba công ty gồm VNDirect, Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Chứng khoán MB (MBS) cùng có 6 mã. Trong khi đó, Chứng khoán VPS và BSC hiện không còn mã chứng quyền nào đang giao dịch. Đơn vị này cũng chưa phát hành thêm chứng quyền mới.

Thị trường chứng quyền được kỳ vọng sẽ tác động tích cực lên thị trường cổ phiếu

Sau một năm triển khai thị trường chứng quyền đã có tác động tích cực lên thị trường cổ phiếu
Thị trường chứng quyền được đánh giá cao về tiềm năng phát triển

Sau một năm chính thức triển khai giao dịch trên thị trường, thị trường chứng quyền đã có tác động tích cực lên thị trường cổ phiếu. Nó góp phần gia tăng thanh khoản cho các cổ phiếu cơ sở. Mặc dù vậy, các đơn vị cũng đã có những kiến nghị hoàn thiện về khung pháp lý. Trong đó tập trung vào việc tham gia sửa đổi nội dung Thông tư 107/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính; hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm. Làm sao để nó theo hướng phù hợp hơn với tình hình phát triển hiện nay. Cùng với đó là những định hướng phát triển sản phẩm trong thời gian tới.

Có thể thấy trong thời gian qua, TTCK có nhiều biến động mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Song nhiều mã chứng quyền vẫn kiếm được lợi nhuận nhờ sản phẩm này. Tuy vậy, các chuyên gia cũng kiến nghị trong thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HOSE xem xét rút ngắn các thủ tục phát hành. Các thủ tục hiện nay được xem là khá rườm rà. Đồng thời cơ quan chức năng cũng nên xem xét có thể phát hành trực tiếp các sản phẩm CW mà không cần IPO, vì CW không phải là cổ phiếu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *