Lý thuyết Dow và 3 xu thế thị trường nhà đầu tư cần biết

Lý thuyết Dow được xem là nền tảng cho mọi loại phân tích kỹ thuật. Đây là thuyết mà bất cứ nhà đầu tư nào khi mới tìm hiểu về chứng khoán, forex hay bitcoin đều cần tìm hiểu. Từ lý thuyết Dow, thị trường chứng khoán sẽ được chia thành 3 xu thế phổ biến. Đó là xu thế cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Ba xu thế này thể hiện sự biến động về giá. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ đưa ra được chiến thuật mua bán cho hiệu quả.

Để hiểu đơn giản, bạn có thể so sánh 3 xu thế này với những đợt sóng thủy triều. Trong đó, xu thế cấp 1 đại diện cho những đợt sóng thủy triều lớn. Xu thế cấp 2 tượng trưng cho những con sóng dao động dựa trên những con sóng cấp 1. Còn xu thế cấp 3 chính là những gợn sóng nhỏ nhấp nhô trong suốt quá trình đó.

Xu thế cấp 1- những chuyển động lớn của giá

Xu thế cấp 1 trong lý thuyết Dow là gì?

Xu thế cấp 1 là những chuyển động lớn của giá. Nó bao hàm cả thị trường, thường kéo dài hơn 1 năm và có thể là trong vài năm. Nếu như mỗi đợt tăng giá liên tiếp đều đạt đến mức cao hơn mức trước đó và mỗi điều chỉnh cấp 2 đều dừng lại ở mức đáy cao hơn mức đáy của lần điều chỉnh trước thì xu thế cấp 1 lúc này là tăng giá. Thị trường lúc này là thị trường con bò tót – Bull Market. Để đảm bảo tính chính xác, trong phần còn lại của bài viết này, chúng tôi sẽ dự nguyên thuật ngữ tiếng Anh là Bull Market.

Sơ đồ về 3 xu thế thị trường trong lý thuyết Dow
Sơ đồ về 3 xu thế thị trường trong lý thuyết Dow

Ngược lại, trong trường hợp mỗi biến động giảm đều làm cho giá xuống những mức thấp hơn; còn mỗi điều chỉnh đều không đủ mạnh để làm cho giá tăng lên đến mức đỉnh của những đợt tăng giá trước đó; thì xu thế cấp 1 của thị trường lúc này là giảm giá. Thị trường được gọi là thị trường con gấu- Bear Market.

Xu thế cấp 1 được ứng dụng trong đầu tư như thế nào?

Thông thường, về lý thuyết thì xu thế cấp 1 chỉ là một trong 3 loại xu thế mà một nhà đầu tư dài hạn quan tâm. Mục đích của nhà đầu tư đó là mua chứng khoán càng sớm càng tốt trong một thị trường lên giá. Nó sớm đến mức anh ta có thể chắc chắn rằng mới có duy nhất mình anh ta bắt đầu mua. Sau đó, anh ta nắm giữ đến khi và chỉ khi Bull Market đã thực sự kết thúc và bắt đầu Bear Market. Nhà đầu tư hiểu rằng họ có thể bỏ qua một cách an toàn tất cả những sự xen vào của các điều chỉnh cấp 2 và các dao động nhỏ. Vì họ đầu tư dài hạn theo xu thế chính của thị trường.

Tuy nhiên, với các khoản kinh doanh chứng khoán ngắn hạn thì những biến động của xu thế cấp 2 lại có vai trò quan trọng. Bởi họ kiếm lợi nhuận dựa trên những biến động ngắn hạn của thị trường.

Xu thế cấp 2- những điều chỉnh theo xu thế cấp 1

Khái niệm xu thế cấp 2 trong lý thuyết Dow

Xu thế cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận động của giá theo xu thế cấp 1. Chúng là những đợt suy giảm tạm thời (trung gian). Hay chúng còn được gọi là những điều chỉnh xuất hiện ở các Bull Market. Đôi khi, nó cũng có thể là những đợt tăng giá hay còn gọi là hồi phục xuất hiện ở các Bear Market. Thường thì những biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng. Chúng sẽ kéo ngược lại khoản 1/3 đến 2/3 mức tăng hay mức giảm tùy loại thị trường. Mức biến động của giá này theo xu thế cấp 1.

Mối liên hệ giữa xu thế cấp 1 và xu thế cấp 2
Mối liên hệ giữa xu thế cấp 1 và xu thế cấp 2

Do đó, chẳng hạn trong Bull Market, nếu chỉ số giá bình quân công nghiệp tăng liên tục ổn định hoặc có gián đoạn rất nhỏ và mức tăng đạt đến 30 điểm, khi đó xuất hiện xu thế điều chỉnh cấp 2, thì người ta có thể trông đợi xu thế điều chỉnh này. Nó có thể làm giảm từ 10 đến 20 điểm. Mức giảm này sẽ tiếp tục đến khi thị trường lặp lại xu thế tăng cấp 1 ban đầu của nó.

Tiêu chí nhận định một xu thế cấp 2

Dẫu sao cũng cần lưu ý là qui tắc giảm 1/3 đến 2/3 không phải là một luật lệ không thể phá vỡ. Nó đơn giản chỉ là một nhận xét về khả năng có thể xảy ra. Trong đó, hầu hết các biến động cấp 2 đều bị giới hạn trong mức này. Rất nhiều trong số đó ngừng tác động ở điểm gần với mức 50%. Rất hiếm khi chúng đạt đến mức suy giảm 2/3.

Như vậy có 2 tiêu chí để nhận định một xu thế cấp 2. Những chuyển động của giá ngược hướng với xu thế cấp 1 kéo dài ít nhất 3 tuần. Đồng thời, kéo hoàn lại ( giảm lại ) ít nhất 1/3 mức biến động thức của xu thế cấp 1. Mức biến động này tính từ điểm kết thúc biến động cấp 2 trước đó đến biến động cấp 2 này. Bỏ qua những dao động nhỏ. Tất cả những chuyển động như vậy thì được coi là thuộc loại trung gian. Chúng ta còn có thể gọi nó là biến động cấp 2. Nhìn chúng, đã có những tiêu chí để xác định một xu thế cấp 2. Tuy nhiên, vẫn có những khó khăn trong việc xác định thời điểm hình thành và thời gian tồn tại của xu thế.

Lý thuyết Dow về xu thế cấp 3- những dao động trong thời gian ngắn

Đây là những dao động trong thời gian ngắn. Chúng dài tối đa 3 tuần và thường chỉ dưới 6 ngày. Theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, chúng lại góp phần tạo nên các xu thế trung gian. Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu thế cấp 2 hay là một phần của xu thế cấp 1 xen giữa hai xu thế cấp 2 liên tiếp; đều được tạo thành từ một dãy gồm 3 hoặc nhiều hơn những dao động nhỏ khác nhau. Xu thế nhỏ là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị “lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế cấp 1 và 2 thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn. Và điều này hầu như là không thể.

Các xu thế thị trường thể hiện trong bảng giá Lightning
Các xu thế thị trường thể hiện trong bảng giá Lightning

So sánh 3 xu hướng thị trường với sóng thủy triều

Để làm rõ khái niệm về 3 xu thế của thị trường, ta có thể lấy ví dụ. Đầu tiên là so sánh với biến động của sóng biển với một số điểm giống nhau như sau. Xu thế cấp 1 trong giá chứng khoán giống như những đợt thủy triều lên hoặc xuống. Có thể so sánh thị trường lên giá (Bull Market) với thủy triều lên. Thủy triều dâng nước lên bờ biển ngày càng xa vào sâu trong bờ. Khi nó đến đỉnh của thủy triều thì lại quay ngược trở về biển. Khi thủy triều rút lại được so sánh với thị trường xuống giá (Bear Market).

Cho dù trong lúc thủy triều lên hay xuống thì luôn có những con sóng đập vào bờ rồi lại lùi lại về biển. Khi thủy triều lên mỗi con sóng liên tiếp nhau vào bờ. Sóng sau vào sâu hơn sóng trước. Điều này góp phần làm thuỷ triều vào xa hơn trong bờ. Nhưng khi thủy triều xuống, mỗi con sóng không mang nước ra xa bờ. Nước giảm xuống là do sóng sau vào đến bờ ở mức thấp hơn (tụt lại hơn) so với đỉnh của sóng trước. Mỗi con sóng do đó sẽ trả lại dần dần bờ biển như trước khi thủy triều lên. Những con sóng này là các xu thế trung gian. Nó có thể cấp 1 hoặc cấp 2 tùy thuộc hướng chuyển động của nó so với hướng của thủy triều vào thời điểm xảy ra xu thế đó.

Mối liên quan giữa biến giá thị trường với những đợt sóng

Để dễ hình dung, bạn có thể so sánh 3 xu thế thị trường với sóng thủy triều
Để dễ hình dung, bạn có thể so sánh 3 xu thế thị trường với sóng thủy triều

Mặt biển cũng luôn luôn biến động với những gợn sóng nhấp nhô chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc chuyển động ngang so với hướng của những con sóng lớn. Những gợn sóng này biểu hiện cho các xu thế nhỏ. Tức chính là những dao động hàng ngày có vai trò không quan trọng như đã nói ở phần trên. Những đợt thủy triều, những con sóng và những gợn sóng nhỏ chính là những hình ảnh so sánh giống nhất đối với những biến giá của một thị trường. Trong những phần sau, ta sẽ còn xem xét đến một lý thuyết khác về thị trường. Nó được gọi là lý thuyết Sóng Elliott. Trong đó mọi biến động của thị trường đều gắn trực tiếp với các con sóng.

Tổng hợp: Seiofva.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *