Liệu giá vàng thế giới có thể rút ngắn khoảng cách với vàng trong nước?

Sau đà tụt dốc mạnh mẽ trong suốt thời gian qua, giá vàng trên thế giới đang bắt đầu có động tĩnh hồi phục lại. Tuy nhiên hiện tại thì giá vàng vẫn đang trong tình trạng giằng co do những biến động của đồng USD và lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ. Còn tại thị trường trong nước, giá vàng vẫn đang trên đà duy trì ở mức ổn định. Đây cũng là một trong những điều kiện để giúp giá vàng trong nước và thế giới rút ngắn sự chênh lệch. Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về những biến động của giá vàng trong nước và thế giới qua bài viết dưới đây.

Giá vàng thế giới dần hồi phục trở lại

Mở cửa giao dịch đầu tuần 16-8, giá vàng SJC không thay đổi so với chốt phiên cuối tuần. Trong khi đó, giá vàng thế giới có nhiều biến động, theo đó, chênh lệch giá cũng được điều chỉnh. Đầu phiên giao dịch ngày 16-8 (giờ Việt Nam), giá vàng niêm yết trên sàn Kitco tăng 4,2 USD/ounce. Cụ thể là giá vàng được niêm yết ở mức 1.783,2 USD/ounce. Đến 10 giờ sáng, giá vàng giảm xuống mức 1.778 USD/ounce. Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao hơn so với cuối tuần trước. Ghi nhận vào ngày 13-8, giá vàng giao dịch quanh ngưỡng 1.750 USD.

Giới kinh doanh vàng nhận định, sau một đợt lao dốc mạnh, giá vàng thế giới dần dần hồi phục. Bởi chỉ số lạm phát của Mỹ trong tháng 7 được công bố đúng như dự báo của thị trường, Dollar Index giảm, đồng USD bị bán tháo và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và 30 năm giảm nhanh. Dù vậy, giá vàng hiện tại vẫn giằng co tăng giảm. Lý do là vì hàng loạt quyết định bán tháo chốt lời của nhà đầu tư cũng như biến động của đồng USD và lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ.

Giá vàng thế giới dần hồi phục trở lại
Giá vàng thế giới dần hồi phục trở lại

Khoảng cách giá vàng trong và ngoài nước được rút ngắn

Có thể nói, vàng đã rơi vào tình trạng khó khăn khi giảm 12% từ mức kỷ lục trên 2.050 USD/ounce của tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, với việc lạm phát của Mỹ đang có dấu hiệu đạt đỉnh dẫn đến dự báo Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ xem khả năng không tăng lãi suất để duy trì đà hồi phục bền vững của nền kinh tế. Hiện tại giới đầu tư tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của kim loại vàng. Bởi vàng là hàng rào chống lạm phát tốt và nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ.

Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC đứng yên trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, vàng SJC niêm yết ở mức 56,55 – 57,25 triệu đồng/ lượng. Mức chênh lệch giá mua – bán hiện đang là 700.000 đồng/lượng.

Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI giao dịch ở mức 56,15 – 57,7 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch giá bán cao hơn giá mua là 1,55 triệu đồng/lượng. Với biến động như trên, khoảng cách giá vàng trong và ngoài nước được rút ngắn so với tuần trước. Theo đó, vàng miếng SJC đang đắt hơn vàng thế giới 8 triệu đồng/lượng.

Khoảng cách giá vàng trong và ngoài nước được rút ngắn
Khoảng cách giá vàng trong và ngoài nước được rút ngắn

Vì sao giá vàng trong nước thường cao hơn thế giới?

Giá vàng trong nước lâu nay vẫn thường cao hơn so với thế giới. Tuy nhiên mức chênh lệch này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng. Như thời điểm cuối tháng 7/2020, khi giá thế giới biến động mạnh, mỗi lượng SJC cũng chỉ cao hơn giá quốc tế 1-2,5 triệu đồng một lượng. Đến tháng 8/2020, mức vênh giữa hai thị trường lên 4-4,5 triệu đồng một lượng. Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước cao hơn 15-18% so với thế giới. Đây là mức chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Theo đó, ngày 10/8, giá vàng thế giới đã rớt hơn 30 USD. Ngược lại giá trong nước lại tăng nhẹ vài chục nghìn đồng một lượng.  Sự đối nghịch này khiến chênh lệch được nới lên mức kỷ lục gần 9 triệu đồng. Đến cuối ngày 26/8, giá vàng miếng trong nước bán ra ở mức 57,6 triệu đồng, mức vênh có giảm xuống nhưng vẫn cao hơn 8 triệu đồng (16%) so với giá vàng thế giới.

Lý giải thực trạng trên, ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Singapore và Indonesia kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng (VGTA) chia sẻ, vàng là hàng hoá doanh nghiệp trong nước không tự sản xuất được nên phải nhập khẩu. Bởi vậy, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới do chịu thêm các chi phí khác như phí vận tải, bảo hiểm…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *