Chi phí chìm là gì? Cách tránh bẫy chi phí chìm trong đầu tư

Trong đầu tư và kinh doanh, một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại chính là chi phí chìm. Đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ rất coi trọng vào chi phí này. Nhưng với những người mới thì thường bỏ qua và dễ bị dính cái bẫy chi phí chìm.

Vậy thì, chi phí chìm là gì? Khoản phí này có đặc điểm như thế nào? Nhà đầu tư cần tính toán và có biện pháp nào để tránh được cái bẫy chi phí này? Hãy cùng Seiofva.com tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm (Sunk Cost) – khoản phí đã sử dụng, gần như hoàn toàn bị mất sau khi đầu tư và tái đầu tư. Không thể thay đổi được khoản phí này, trong bất kỳ thời điểm nào, kể cả hiện tại lẫn tương lai. Khoản phí này không thể giúp hoàn vốn.

Trong đầu tư hay kinh doanh, chi phí chìm gần như không được tính toán đến. Vậy nên, chủ doanh nghiệp hay các nhà đầu tư, thường hay bị dính vào cái bẫy chi phí chìm.

Đặc điểm của khoán phí chìm là:

  • Trong các quyết định đầu tư, triển khai dự án sẽ không tính đến chi phí chìm.
  • Chi phí đã thanh toán, và không thể phục hồi.
  • Hình thành dựa trên các rủi ro về chi phí.
  • Luôn luôn có và gần như không thể tránh, cũng như không thể kiểm soát.

Bẫy chi phí chìm là gì?

chi phí chìm
Có rất nhiều chi phí không được nhà đầu tư cân nhắc nên dễ dẫn đến thất bại trong đầu tư

Trên thực tế, không mấy ai đề cao đến chi phí chìm. Nên dễ dẫn đến dính phải cái bẫy chi phí này. Với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ luôn luôn cân nhắc về khoản phí này.

Khi dính cái bẫy chi phí chìm, nhà đầu tư thường khó cân nhắc đến phương án mới. Dù rằng họ biết là nếu bỏ phương án này sẽ tốt hơn. Về cơ bản, những người theo đuổi một dự án bất chấp tính rủi ro. Họ không thừa nhận kết quả đã thất bại. Hay họ thấy tiếc vì số tiền đã đầu tư và không muốn bỏ dự án. Thì có nghĩa họ đang dính vào bẫy.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

  • Nhà đầu tư thường lờ đi các tín hiệu tiêu cực, và quyết định dựa vào các hành vi trong quá khứ. Hay vì đã bỏ một số vốn để đầu tư nên họ sẽ muốn theo đuổi dự án đến cùng. Điều này còn được biết đến là: Ngụy biện chi phí chìm.
  • Thực tế kế quả thất bại trái ngược với kỳ vọng ban đầu của nhà đầu tư. Tuy nhiên, bất chấp cả rủi ro họ vẫn tiếp tục sẽ có cơ hội.
  • Nhiều nhà đầu tư cố chấp với một dự án thất bại. Nhưng họ lại lò đi điều đó, và ngụy biện rằng họ đang kiên trì. Tuy trên thực tế nếu chọn một dự án mới, họ sẽ có lời hơn.

Cách tránh bẫy chi phí chìm trong đầu tư

Để có thể tránh được cái bẫy chi phí chìm, bạn có thể tham khảo một vài cách như:

Xác định mục tiêu đầu tư

Cách tốt nhất để tránh được cái bẫy chi phí chìm là có một kế hoạch đầu tư rõ ràng. Biết được tỷ lệ sinh lời và lỗ của khoản đầu tư. Và xác định điểm cắt lỗ cụ thể sẽ giúp nhà đầu tư bảo toàn được vốn, giảm thiểu rủi ro và tối ưu được lợi nhuận.

Tính chi phí cơ hội

Trong đầu tư không thể bỏ qua các chi phí tài chính. Một trong số đó là chi phí cơ hội. Trong một quyết định đầu tư, chi phí cơ hội chính là khoản phí dành cho nhà đầu tư lựa chọn phương án khác tốt hơn phương án đang dùng. Trong từng quyết định đầu tư sẽ dẫn đến các chi phí cơ hội khác nhau.

Với chi phí cơ hội thì nhà đầu tư sẽ đưa ra các lựa chọn phương án tốt hơn. Giúp nhà đầu tư dễ dàng buông bỏ được các dự án đầu tư đang thất bại. Từ đó có thể tránh được cái bẫy chi phí chìm.

Chấp nhận thất bại và có phương án thay thế

Bẫy chi phí chìm
Đầu tư thành công là luôn có các kế hoạch dự phòng

Khi đã đầu tư thì đến các chuyên gia còn thấp bại. Vậy nên, nếu có thất bại bạn cũng đừng lo lắng. Mỗi khi đầu tư thất bại, từ kinh nghiệm sai lầm đó, bạn có thể khắc phục và có những điều chỉnh tốt hơn cho các lần đầu tư tiếp theo.

Mặt khác, hãy luôn luôn có những phương án đầu tư khác. Không nên chỉ luôn luôn sử dụng một cách đầu tư. Trên thị trường sự biến động diễn ra không ngừng, với tần suất liên tục. Tuy vào tình hình mà bạn nên có những cách đầu tư khác nhau. Và không nên đưa ra những quyết định đầu tư nóng vội. Hãy bình tĩnh và phân tích thị trường để đưa ra những phương án tốt nhất.

Lời kết

Đầu tư hay kinh doanh, ta luôn phải tính toán rất nhiều chi phí. Nhưng nhìn chung, chi phí chìm luôn bị bỏ qua. Điều này dễ dẫn đến cái bẫy chi phí chìm. Hy vọng với những thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho bạn đọc. Dù đầu tư vào thị trường nào, thì bạn cũng nên có kế hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể, phân bổ vốn đúng cách nhé!

Tìm đọc thêm nhiều bài viết khác trên Seiofva.com nhé!

>>> Xem thêm bài viết: Tầm ảnh hưởng của chỉ số Dollar Index.

Tổng hợp: Seiofva.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *