Ai là người giữ sổ bảo hiểm xã hội?

Từ ngày 01/01/2016, người lao động theo quy định sẽ được quyền giữ sổ bảo hiểm của mình. Việc này sẽ giúp người lao động (NLĐ) nắm rõ được quá trình đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của mình như thế nào. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không có quyền giữ sổ BHXH của người lao đồng. Nếu trong trường hợp không trả sổ cho người lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Cùng chúng tôi theo dõi tình huống thực tế của một bạn đọc cùng lời giái đáp từ phía luật sư để nắm rõ hơn những quy định về về vấn giữ sổ BHXH nhé!

Tình huống thực tế

Tôi nghe nói, theo quy định, người lao động được quyền giữ Sổ BHXH của mình (Bích Nhung). Tuy nhiên, tôi làm việc tại một công ty trên địa bàn quận 6 (TP HCM) từ năm 2012 đến nay chưa hề thấy quyển Sổ bảo hiểm xã hội của mình như thế nào. Nếu công ty không chịu trả Sổ bảo hiểm xã hội, tôi phải làm sao?

Sổ bảo hiểm xã hội, công ty hay người lao động được giữ?
Người lao động có quyền giữa sổ BHXH của mình.

Luật sư tư vấn

Người lao động được giữ sổ BHXH

Theo khoản 2 điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, NLĐ được cấp và quản lý Sổ BHXH. Theo khoản 1 điều 96 quy định Sổ BHXH được cấp cho từng NLĐ để theo dõi việc đóng. Đồng thời các việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Đây là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Theo khoản 5 điều 21, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đồng thời xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Căn cứ các quy định nêu trên, nếu công ty cố tình không trả Sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Vì việc này không những ảnh hướng đến quyền. Nó còn lợi ích chính đáng của người lao động.

Hình thức phạt nếu không trả sổ cho người lao động

Trong trường hợp này, NLĐ cần ý kiến với Ban lãnh đạo công đoàn cơ sở để được hỗ trợ. Lưu ý, theo điểm d khoản 4 điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ sẽ bị phạt tiền. Giá trị từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động. Nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng với người sử dụng lao động là cá nhân. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân.

Hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị phạt tiền.

Doanh nghiệp không được giữ sổ BHXH của người lao động

Ngày 22/5/2020, BHXH TP.HCM có Công văn 1142/BHXH-CST về việc chấn chỉnh việc trả sổ BHXH cho người lao động quản lý. Thời gian qua, việc trả sổ BHXH cho người lao động quản lý theo quy định của Luật BHXH. Bên cạnh đó đã được cơ quan BHXH phối hợp với bưu điện và các đơn vị sử dụng lao động trả sổ BHXH đến tay NLĐ kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra vẫn còn một số trường hợp người lao động chưa nhận được sổ BHXH. Mặc dù đơn vị sử dụng lao động còn lưu giữ sổ BHXH đã xác nhận thời gian đóng BHXH; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động nghỉ việc. Tuy nhiên nhiều người lao động vẫn không đến nhận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *