Cổ phiếu FDC của Fideco được ra khỏi diện cảnh báo

Vào ngày 9/9, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã ra quyết định về việc đưa cổ phiếu của CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh – Fideco (HOSE – Mã: FDC) ra khỏi diện cảnh báo. Thời gian kể từ ngày 13/09. Trước đó, ngày 20/04/2021 cổ phiếu FDC bị đưa vào diện cảnh báo. Nguyên nhân vì Công ty lỗ ròng gần 26 tỷ đồng trong năm 2020 đồng thời có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 là âm hơn 5 tỷ đồng.

Trước đó, theo nội dung từ Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2021 của Fideco, trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận ròng đã giảm 39% so với báo cáo tự lập, chỉ còn gần 16 tỷ đồng. Nguyên nhân được lý giải là do chi phí quản lý doanh nghiệp lên hơn 16 tỷ đồng, tăng 45% so với con số tự lập.

Nguyên nhân cổ phiếu FDC được ra khỏi diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho biết, nguyên nhân cổ phiếu FDC được ra khỏi diện cảnh báo là do Fideco có lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2021 đạt 15,82 tỷ đồng. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/6/2021 là 10,69 tỷ đồng. Như vậy, cổ phiếu FDC thuộc trường hợp được ra khỏi diện cảnh báo theo quy định.

Trước đó, vào ngày 20/4/2021, cổ phiếu FDC bị đưa vào diện cảnh báo. Nguyên do vì Công ty lỗ ròng gần 26 tỷ đồng trong năm 2020. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 là âm hơn 5 tỷ đồng.

Cổ phiếu FDC bị đưa vào diện cảnh báo
Ngày 20/4/2021, cổ phiếu FDC bị đưa vào diện cảnh báo

Fideco lý giải, lợi nhuận ròng giảm hơn 10 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do kiểm toán trích lập thêm khoản dự phòng phải thu và tính lại thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy, dẫn đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng.

Diễn biến cổ phiếu FDC trong thời gian nằm trong diện cảnh báo

Trong thời gian dài vừa qua, cổ phiếu của Fideco diễn biến lình xình quanh ngưỡng 11.xxx với thanh khoản rất thấp. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất chỉ đạt hơn 1.000 cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch ngày 10/9, cổ phiếu FDC tăng nhẹ 0,9% lên mức 11.300 đồng/cp.

Trong thời gian FDC nằm trong diện cảnh báo, cổ đông lớn là CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (mã TDH) đã thoái toàn bộ gần 7,8 triệu cổ phiếu FDC. Giá trị ước tính gần 96 tỷ đồng. Đồng thời, ông Nguyễn Thế Tiến, Phó Phòng Tài chính kiêm Thư ký HĐQT FDC cũng đã bán toàn bộ hơn 1 triệu cổ phiếu đang nắm giữ.

Ngược lại, vào ngày 22/6, CTCP Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital) đã mua thành công hơn 4,16 triệu cổ phiếu của FDC với tỷ lệ 15,7%. Qua đó trở thành cổ đông lớn của Công ty.

Hình ảnh Công ty Fideco
Công ty Fideco

Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu thuần của Fideco đạt gần 107 tỷ đồng. Tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tài chính tăng mạnh, gấp 127,3 lần cùng kỳ, lên gần 34 tỷ đồng. Do đó, Fideco chuyển từ lỗ gần 2 tỷ đồng sang lãi gần 16 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý II/2021, tổng tài sản của FDC đạt hơn 884 tỷ đồng. Tương ứng giảm 10% so với đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn chiếm 54% tổng tài sản. Tăng 36% so với đầu năm, lên 474 tỷ đồng.

Nợ phải trả ghi nhận 284 tỷ đồng, giảm 29% so với đầu năm. Chiếm chủ yếu là nợ ngắn hạn. Trong đó, nợ vay tài chính ngắn hạn gần 72 tỷ đồng, giảm 22%.

Một số thông tin liên quan đến công ty Fideco

Được biết, Công ty được thành lập vào năm 1989 với tên gọi là Công ty Phát triển Thủy sản Thành phố HCM. Được thành lập theo Quyết định của UBND TP HCM dưới hình thức một công ty liên doanh cổ phần. Đến ngày 3/12/1993 Công ty được UBND TP HCM chấp thuận cho chuyển đổi thành Công ty Cổ phần hoạt động theo Luật Công ty với tên gọi là Công ty Cổ phần Ngoại Thương và Phát Triển Đầu tư TP HCM (gọi tắt là Công ty Cổ phần Fideco).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *