Trong bối cảnh bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi làn sóng Covid 19 lần thứ 4, thị trường nói chung và các cổ phiếu ngân hàng nói riêng hiện vẫn chưa thoát khỏi trạng thái hiệu chỉnh ngắn hạn. Tuy nhiên, TPB hiện đang là một trong số ít những cổ phiếu có giao dịch tích cực. Hiện tại, mã cổ phiếu này vẫn đang bảo lưu tín hiệu hiệu lạc quan cho xu hướng kế tiếp.
Giá cổ phiếu đã bứt phá lên khỏi khung đi ngang hẹp 9 phiên trước đó qua phiên tăng ngày 7/9. Đồng thời còn tiếp cận biên trên của kênh giá hồi quy ngắn hạn. Dự đoán mở ra một kịch bản bứt phá, sẽ quay lại chiều lên của giá cổ phiếu TPB nhờ sự sôi động trở lại của thanh khoản sau tín hiệu cạn kiệt. Thêm vào đó là dấu hiệu nâng cao dần của các vùng đáy ngắn hạn.
Công ty chứng khoán MB (MBS) đã đưa ra khuyến nghị cho cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 42.100 đồng/cp thông qua phương pháp kết hợp RI và P/B. Đồng thời công ty chứng khoán này đã có những nhận định tích cực về mã cổ phiếu TPB.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu TPB
MBS dự phóng mức giá mục tiêu của cổ phiếu TPB dựa trên chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 16,7%. Đồng thời tốc độ tăng trưởng là 5%.

Công ty chứng khoán MB (MBS) khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong với giá mục tiêu 42.100 đồng/cp dựa theo phương pháp kết hợp RI và P/B, và nhận định tích cực về mã cổ phiếu TPB.
Kết quả kinh doanh tích cực
Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 của TPB tăng trưởng mạnh. Lợi nhuận trước thuế quý 2 năm 2021 đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Tương ứng tăng gần 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.000 tỷ đồng (tăng 47,8% so với cùng kỳ năm ngoái), đạt 52% trong kế hoạch năm 2021 do TPB đề ra.
Thu nhập lãi thuần của 6 tháng đầu năm 2021 tăng 20% so với 6 tháng đầu năm 2020. Nguồn thu chủ yếu nhờ có sự tăng trưởng trong thu nhập lãi cho vay khách hàng. Song khoản thu nhập lãi từ tiền gửi có giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2020.
NIM quý 2/2021 của TPBank tăng lên mức 4,4%. Chủ yếu do chi phí huy động thấp ở mức 3,8%. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2017 đến nay của ngân hàng. Các mảng kinh doanh ngoài lãi cũng tăng trưởng mạnh mẽ. OPEX tiếp tục được tối ưu hóa và CIR được khống chế ở mức 36%.
Chất lượng tài sản cải thiện mạnh mẽ

Chất lượng tài sản cải thiện mạnh mẽ. Nợ xấu (NPL) từ nhóm 3-5 giảm từ 1,19% xuống 1,15%. Nợ nhóm 2 giảm mạnh 10,7% so với quý I, còn 1.938 tỷ đồng. TPB tích cực xóa 400,5 tỷ nợ xấu trong kỳ. Từ đó nâng tổng mức xóa nợ xấu 6 tháng đầu năm lên 710,1 tỷ. Chi phí dự phòng quý 2/2021 tăng 38.6% so với cùng kỳ lên 612,2 tỷ. Qua đó nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR lên mức cao mới 144.8%, so với mức 134% của quý 1. Bên cạnh đó, TPB còn giảm tỷ trọng các phân khúc có rủi ro cao. Ví dụ như vay mua ô tô và thẻ tín dụng nhằm hạn chế các khả năng hình thành nợ xấu.
Cuối quý II/2021, nợ tái cơ cấu tiếp tục giảm 27% so với quý trước xuống 1.200 tỷ đồng tương ứng với 0,95% dư nợ. Nợ tái cấu trúc giảm ở tất cả các nhóm khách hàng. So với quý 1 đầu năm, nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn giảm 10%; nhóm khách hàng SME giảm nhẹ 2%; nhóm khách hàng cá nhân có sự sụt giảm đáng kể ở mức 75%.
Đồng thời, TPB hiện đang là một trong các ngân hàng có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất hệ thống. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng đạt 2%. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 24,7%.
Kết phiên giao dịch ngày 7/9, giá cổ phiếu TPB tạm dừng ở mức giá 36.400 đồng, tăng 4,6% so với phiên trước. Trong vòng một tháng và một quý qua, giá cổ phiếu TPB tăng lần lượt 2,54% và 4%.