Cập nhật cổ phiếu TNG: TNG thông báo doanh thu lũy kế 8 tháng đã đạt được

Công ty cổ phần Dệt may TNG là một trong những công ty Việt Nam đầu tiên thành lập trung tâm thiết kế thời trang. Công ty từng bước sản xuất các sản phẩm “Made in TNG” phục vụ khách hàng trong nước và xuất khẩu. Với ước mơ sản xuất các sản phẩm thời trang cho người Việt thay vì chỉ gia công, TNG đã từng bước hiện thực hóa. Mới đây, CTCP Dệt may TNG (HNX: TNG) công bố doanh thu lũy kế 8 tháng đạt 3.544 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch 8 tháng và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu tháng 8 của doanh nghiệp tiếp tục giảm

Riêng tháng 8, doanh thu 577,5 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch tháng. Như vậy, doanh thu tháng 8 của doanh nghiệp tiếp tục giảm so với tháng 7. Đồng thời giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 7, doanh thu giảm sau 4 tháng liên tục tăng trưởng. Nguyên nhân được lý giải là do tác động của thiếu hụt vỏ container và cước vận chuyển quốc tế tăng cao. Lũy kế 7 tháng, doanh thu công ty dệt may đạt 2.966 tỷ đồng,tăng 21%. Lãi sau thuế 113 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Dệt may TNG cho biết doanh thu và lợi nhuận đã được cải thiện
Dệt may TNG cho biết doanh thu và lợi nhuận đã được cải thiện

Dệt may TNG cho biết doanh thu và lợi nhuận cải thiện nhờ ngay từ đầu năm đã định hướng tập trung khai thác, tăng tỷ trọng các khách hàng FOB (chủ động từ nguyên liệu đến thành phẩm) chủ đạo, doanh thu đơn hàng FOB tăng khách hàng dịch chuyển đơn hàng từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sang Việt Nam đẩy mạnh dòng sản phẩm kỹ thuật, cao cấp.

Mặc dù tình hình giãn cách xã hội vẫn đang kéo dài; TNG có địa bàn hoạt động chủ yếu ở tỉnh Thái Nguyên. Một địa phương có số ca nhiễm ít. Kể từ giữa tháng 8 không phát sinh ca mới. Doanh nghiệp cho biết trong tháng 8 vẫn tuyển dụng thêm gần 600 lao động. Sau đó bổ sung cho các nhà máy mới thành lập, tăng năng lực sản xuất.

Cổ phiếu TNG đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ COVID, cảnh báo mức Rủi Ro

Doanh thu của TNG chủ yếu đến từ xuất khẩu
Doanh thu của TNG chủ yếu đến từ xuất khẩu

Rủi ro đầu tư

Rủi ro từ khách hàng tập trung: 2 khách hàng lớn là Decathlon và The Children’s Place chiếm tỷ trọng trên 60% doanh thu công ty. V vậy TNG sẽ chịu rủi ro lớn khi 1 trong 2 đối tác này dừng ký kết hợp đồng với công ty. Tình hình dịch bệnh trên thế giới ngày một leo thang, khó lường khiến nhu cầu tiều dùng của người dân sụt giảm sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Đánh giá

  • PP So sánh P/E: EPS hiện tại là 1,770 và P/E là 9.5 (P/E trung bình của các DN Dệt may đầu ngành tương đương). Giá trị hợp lý của TNG: 16,815 đồng.
  • PP So sánh P/B: So sánh chỉ số P/B của DN với chỉ số P/B TB của các DN đầu ngành hoat động trong ng ành dệt may. Chỉ số P/B trung bình: 1.4 BV. Chỉ số P/B của TNG hiên tại 14,430. Giá trị hợp lý của TNG: 20,202 đồng.

Giá hợp lý từ hai phương pháp trên: 18.508 đ/cp.

Doanh nghiệp dù đã nhanh chóng giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệ. Tuy nhiên do không thể đàm phán được giá sản phẩm đầu ra dẫn đến lợi nhuận có xu hướng giảm mạnh; doanh thu của TNG chủ yếu đến từ xuất khẩu. 2 thị trường chính của công ty là Mỹ và EU. Giá nguyên liệu đầu vào tăng thách thức lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời các hợp đồng ký kết có đơn giá thấp hơn 5-10% so với lúc trước dịch. Điều này khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể. Dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm nay sẽ tiếp tục suy giảm.