Cổ phiếu ngân hàng tăng giảm không ổn định

Khi các ngân hàng phát hành cổ phiếu thì có thể giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, sự ra đời của cổ phiếu ngân hàng cho phép vốn điều lệ tăng lên đáng kể. Thế nhưng, điều này cũng gây ra một số hệ lụy, khi mức giá cổ phiếu không ổn định. Thời gian gần đây, có nhiều ngân hàng bị giảm giá cổ phiếu ở các phiên giao dịch liên tiếp. Hơn nữ, có ít ngân hàng duy trì được giá cổ phiếu ổn định. Việc này cũng tác động đến giá trị thương mại của nhiều ngân hàng trong nước. Theo ghi nhận gần đây, VPB và CTG là 2 cổ phiếu có giá trị tốt, duy trì tăng trong vài ngày vừa qua. Tuy nhiên, thời gian tới sẽ có nhiều thay đổi hơn, khi dịch bệnh vẫn ảnh hưởng khá nhiều.

Cổ phiếu VPB tăng mạnh một vài ngày gần đây

Cổ phiếu VPB có dấu hiệu tăng trong thời gian qua
Cổ phiếu VPB có dấu hiệu tăng trong thời gian qua

Cổ phiếu ngân hàng lại có thêm một phiên giao dịch “yếu” với sắc đỏ bao trùm. Đóng cửa phiên 10/9 ghi nhận tới 15/27 mã ngân hàng giao dịch trên 3 sàn sụt giảm, 7 mã về giá tham chiếu và chỉ 5 mã tăng. Cổ phiếu VPB của VPBank tăng mạnh nhất nhóm ngân hàng với mức tăng 1,9% tương đương 1.200 đồng lên 64.600 đồng/cổ phiếu. Trong phiên có lúc VPB lên 65.400 đồng. Đây là phiên tăng thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu này, sau khi tăng 2,3% trong ngày hôm trước.

VPB đi ngược so với hầu hết các cổ phiếu dòng ngân hàng nhờ thông tin về việc Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành Nghị quyết về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ tổng cộng tới 80%, trong đó riêng trả cổ tức tỷ lệ 62,15%. Được biết hiện lãnh đạo ngân hàng này đang thực hiện các thủ tục và chờ được sự chấp thuận từ phía Ngân hàng Nhà nước để triển khai tăng vốn.

Nhiều cổ phiếu biến động tăng giảm khó lường

EIB của Eximbank, BVB của Viet Capital Bank, PGB của PGBank và VAB của VietABank là 4 cổ phiếu còn lại tăng giá trong ngày. Mức tăng từ 0,6 đến 1,4%. Nhiều cổ phiếu phiên sáng duy trì được sắc xanh nhưng sang phiên chiều, và đặc biệt là gần cuối phiên, lại đảo chiều giảm. Trong đó đáng kể có CTG của VietinBank.

CTG của VietinBank có lúc lên đến hơn 32.000vnđ
CTG của VietinBank có lúc lên đến hơn 32.000vnđ, là cổ phiếu ổn định

Cổ phiếu này có lúc lên tới 32.700 đồng. Giao dịch ở mức trên giá tham chiếu trong phần lớn thời gian. Tuy nhiên, CTG được khối ngoại mua ròng mạnh với hơn 2 triệu đơn vị. Tuy nhiên, khi đóng cửa vẫn giảm 0,3% so với phiên trước. Sau đó cổ phiếu quay về 32.300 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản thị trường cũng kém hơn các phiên trước. Chỉ có 3 cổ phiếu đạt khối lượng giao dịch hơn 10 triệu đơn vị. Đó là SHB, STB và VPB.

Mức giá trị của MBB và HDB cũng sụt giảm đáng kể

MBB các phiên trước vẫn duy trì top đầu về thanh khoản thì đến nay cũng rất thấp. Theo đó, mức thanh khoản chỉ đạt hơn 8,4 triệu đơn vị. Dù giá giảm 0,7% về 28.200 đồng/cổ phiếu nhưng khối ngoại vẫn tích cực gom mua . Lượng mua ròngđạt hơn 700 nghìn cổ phiếu trong thời điểm 1 ngày. HDB của HDBank cũng thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Cổ phiếu có dấu hiệu giảm gần 2%. Đây là cổ phiếu giảm sâu thứ 2 trong nhóm ngân hàng. Cổ phiếu của HDB chỉ sau BAB của Bac A Bank. Không chỉ sụt giảm, HDB còn bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trong dòng bank. Mức bán đạt gần 1,4 triệu cổ phiếu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *