Các doanh nghiệp biến động mạnh sau kiểm toán

Lợi nhuận của nhiều công ty sau kiểm toán biến động rất lớn. Tình trạng này rất phổ biến trên thị trường chứng khoán và liên tục xảy ra ở một số doanh nghiệp, khiến nhà đầu tư hoang mang về tính chính xác của báo cáo. Trong đó, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai-HAGL của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2021 đã kiểm toán. Do đó, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn trong sáu tháng đầu năm 2021 đã giảm gần 55% so với báo cáo tài chính doanh nghiệp báo cáo trước đó còn 8,3 tỷ đồng.

Lợi nhuận bốc hơi sau kiểm toán

Lợi nhuận bốc hơi lợi nhuận sau kiểm toán
Lợi nhuận bốc hơi lợi nhuận sau kiểm toán

Nguyên nhân do trong quá trình soát xét, phía kiểm toán Ernst & Young Việt Nam đề nghị điều chỉnh các số liệu. Trong đó có yêu cầu tăng giá vốn hàng bán. Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức cũng bị kiểm toán nhấn mạnh vi phạm cam kết vay vốn và nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.

Cũng theo báo cáo, lỗ lũy kế tại thời điểm cuối tháng 6/2021 của HAGL tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Mức tăng lên gần 7.400 tỷ đồng cho dù trong kỳ có lợi nhuận dương. Đây không phải lần đầu tiền doanh nghiệp của Bầu Đức ghi nhận sự biến động mạnh về lợi nhuận sau kiểm toán. Hồi cuối tháng 2/2021, HAG bất ngờ ghi nhận khoản lỗ lũy kế 5.000 tỷ đồng từ “quá khứ hiện về. Sau khi báo cáo hồi tố khoản lỗ 5.000 tỷ đồng. Do tăng dự phòng các khoản phải thu khó đòi, khiến vốn chủ sở hữu bị mất đi 1/3.

Tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, Ernst & Young Vietnam đã đưa ra ý kiến ngoại trừ. Do không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp. Qua đó để xác định khả năng thu hồi dư nợ 5.669 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2019). Mức dư nợ trên tổng giá trị phải thu ngắn – dài hạn 10.505 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp giảm lợi nhuận

Lợi nhuận 2017 của Hoàng Anh Gia Lai cũng giảm đáng kể sau kiểm toán. Lãi ròng sau kiểm toán giảm từ 629 tỷ xuống còn 70 tỷ đồng. Hồi đầu năm 2017, HAGL của Bầu Đức cũng gây xôn xao khi điều chỉnh hồi tố kết quả kinh doanh của năm 2016 liên quan đến thương vụ bán HAGL Sugar.

CTCP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITA) của bà Đặng Thị Hoàng Yến ghi nhận lợi nhuận sau kiểm toán trong 6 tháng đầu năm nay sụt giảm 21%, xuống còn dưới 76 tỷ đồng do điều chỉnh tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhựa Đông Á (DAG) chuyển từ lãi sang lỗ trong báo cáo tài chính soát xét bán niên 2021 do điều chỉnh doanh thu giảm, trong khi giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.

Trong quá khứ, không ít doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận biến động mạnh sau kiểm toán. CTCP Khu công nghiệp Hiệp Phước chuyển từ lãi 200 tỷ đồng thành lỗ gần 800 tỷ đồng sau kiểm toán báo cáo tài chính 2019.

Nhiều doanh nghiệp giảm lợi nhuận
Nhiều doanh nghiệp giảm lợi nhuận

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng từng chứng kiến lợi nhuận sau thuế sụt giảm hơn 380 tỷ đồng trong báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2017. Gỗ Trường Thành giảm lỗ tới 350 tỷ đồng sau kiểm toán trong báo cáo tài chính 2016. CTCP NTACO (ATA) từng ghi nhận lợi nhuận biến động mạnh, từ lỗ thành lãi rồi từ lãi thành lỗ khủng hàng trăm tỷ đồng vì hàng tồn kho biến mất. Từ mức lãi 30 tỷ đồng trong năm 2015, ATA chuyển thành lỗ 426 tỷ đồng.

Lợi nhuận điều chỉnh sau soát xét

Bên cạnh các vấn đề nêu trên thì cũng xuất hiện nhiều báo cáo lợi nhuận điều chỉnh sau soát xét. Ở chiều thuận lợi có nhiều doanh nghiệp điều chỉnh tăng lợi nhuận sau soát xét. Trong đó đáng chú ý là báo cáo của PC1 điều chỉnh lợi nhuận lên mức 406 tỷ đồng. Tăng 94% so với con số trong báo cáo tự lập trước đó.

PC1 giải trình nguyên nhân do Công ty ghi nhận giá trị khoản đầu tư vào CTCP Khoáng sản Tấn Phát khi chuyển khoản đầu tư từ công ty liên kết thành công ty con theo giá trị ghi sổ. Tiếp đó chứng khoán Agribank (AGR) cũng báo lãi tăng 86% sau soát xét; lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 294 tỷ đồng. Mức tăng gấp gần 7 lần cùng kỳ 2020, xóa hết toàn bộ lỗ lũy kế.

Ở chiều ngược lại có Nhựa Đông Á (DAG) từ có lãi sang báo lỗ gần 5 tỷ đồng, Tân Tạo (ITA), Fideco (FDC) đều có mức lợi nhuận điều chỉnh giảm mạnh. Do điều chỉnh tăng chi phí, cá biệt có trường hợp của Sơn Hà Sài Gòn (SHA) là do hạch toán nhầm.

Việc lợi nhuận của các công ty biến động, từ lãi sang lỗ và nợ lớn. Cổ phiếu nhiều doanh nghiệp tụt giảm xuống mức rất thấp sau kiểm toán.  Điều này khiến các nhà đầu tư hoang mang. Trên thực tế, hầu hết cổ phiếu, mà việc công bố thông tin về hoạt động kinh doanh thiếu chính xác. Nó đều không hấp dẫn các nhà đầu tư; có giá thấp so với mặt bằng chung trên thị trường chứng khoán.

Biến động khiến các nhà đầu tư hoang mang

Cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai 3 năm qua vẫn loanh quanh trong vùng 2.500-6.500 đồng/cp. Hiện là khoảng 5.100 đồng/cp, bằng 50% so với mệnh giá. Thấp hơn nhiều so với mức trên 40.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi 2008-2009. Khi Bầu Đức là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu ITA của bà Đặng Thị Hoàng Yến trong 3 năm qua cũng loanh quanh ở vùng 2.000-9.000 đồng/cp. Dù Itaco là doanh nghiệp thuộc ngành đang rất hot tại Việt Nam: bất động sản công nghiệp. Itaco cũng từng có những dự án rất lớn; quy mô tới cả tỷ USD. Hiện tại, cổ phiếu của bà Yến đang ở mức 7.300 đồng/cp.

Cổ phiếu DAG của Nhựa Đông Á cũng không mấy sáng sủa. 3 năm qua, giá cổ phiếu này dao động từ 4.000-7.000 đồng/cp; hiện ở mức 5.500 đồng/cp, rất thấp nếu so sánh với các doanh nghiệp nhựa khá. Như Nhựa Bình Minh (54.500 đồng/cp), Hóa An (49.000 đồng); Nhựa Đồng Nai (20.000 đồng), Nhựa Tiền Phong (51.600 đồng/cp)…

Biến động khiến các nhà đầu tư hoang mang
Biến động khiến các nhà đầu tư hoang mang

Giải trình về việc vi phạm cam kết vay vốn; nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục trong báo cáo tài chính đã soát xét. HAGL cho biết, tập đoàn dự kiến sẽ tạo ra dòng tiền từ việc thanh lý một phần các khoản đầu tư tài chính. Đồng thời, thu hồi nợ và từ các dự án đang triển khai.

Động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán

Tập đoàn đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay về việc điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay có liên quan. ITA trong khi đó vẫn còn khá nhiều khó khăn. Tại ĐHCĐ 2021 họp online, bà Đặng Thị Hoàng Yến cho hay Tân Tạo sẽ thoái vốn các đơn vị liên doanh liên kết, tập trung cho khu công nghiệp – hướng đi được cho là ổn định lâu dài trong tương lai. ITA sẽ bỏ dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương có quy mô tỷ USD. Đồng thời, rút khỏi dự án các khu thương mại dịch vụ nghỉ dưỡng tại Phú Quốc, Đà Lạt,…

Một năm rưỡi qua, số nhà đầu tư mới (F0) vào thị trường chứng khoán rất nhiều. Trong 6 tháng đầu năm 2021, các NĐT trong nước mở mới hơn 620 nghìn tài khoản chứng khoán. Nhiều hơn tổng tài khoản mở mới trong cả năm 2020 và năm 2019 cộng lại. Đây là động lực chính kéo TTCK cả năm qua đi lên. Nó cân bằng áp lực bán ròng đến từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư mới thường không cẩn trọng khi xem xét các thông tin về doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, việc đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp cần dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó, số liệu tài chính phải là từ báo cáo đã được kiểm toán. Việc đánh giá uy tín của lãnh đạo doanh nghiệp cũng như lịch sử báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng là điều rất cần thiết, mà tại Việt Nam, hoạt động này vẫn còn mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *